Bước tới nội dung

Tiếng Dân (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng-Dân
La Voix du peuple
Trang nhất của tờ Tiếng Dân, số 1085
Loại hìnhNhật báo
Nhà xuất bảnNhà in Tiếng Dân
Tổng biên tậpHuỳnh Thúc Kháng
Thành lậpNgày 12 tháng 2 năm 1927
Khuynh hướng chính trịPháp-Việt Đề huề
Chủ nghĩa quốc gia cải lương
Ngôn ngữTiếng Việt
Đình bảnNgày 28 tháng 4 năm 1943
Quốc gia Liên bang Đông Dương
Công báo đăng nghị định của Toàn quyền Pháp cho phép Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân.

Báo Tiếng Dân là cơ quan ngôn luận độc lập đầu tiên tại An Nam (Trung Kỳ), do ông Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), một nho gia thuộc trường phái duy tân, phát hành. Tòa soạn báo đặt tại Huế, phổ biến và có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức miền Trung trong gần 16 năm dài, từ 1927 tới năm 1943.

Thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi báo chí phát triển ở Bắc và Nam thì tại Trung Kỳ chưa có tờ nhật báo nào được xuất bản. Tình trạng này kéo dài mãi đến năm 1927, khi tờ Tiếng Dân xuất hiện do tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập tại xứ Huế dưới chế độ phong kiến lạc hậu. Tháng 7 năm 1926, Huỳnh Thúc Kháng trúng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ, được bầu làm viện trưởng. Sau cuộc họp đầu tiên khai mạc ngày 7 tháng 9 năm 1926, Huỳnh Thúc Kháng “cùng đồng nhân trù hoạch xin mở một tờ báo, vì xưa nay ở Trung Kỳ chưa có một tờ báo nào”. Phan Bội Châu[a] đến nhờ Huỳnh Thúc Kháng đứng tên để xin phép ra báo, vì là cựu chính trị phạm nhưng lại là đương kim Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kỳ, yêu cầu xuất bản có thể sẽ được phê duyệt. Cuối năm 1926, Huỳnh Thúc Kháng đọc diễn văn tại Viện dân biểu, phản ánh tình trạng thiếu một tờ báo trên "dải đất gồm 15 tỉnh".[2] Trước làn sóng dư luận, chính quyền Pháp đành miễn cưỡng cho phép ông Huỳnh Thúc Kháng xuất bản tờ Tiếng Dân.[3]

Vào thời điểm này, tại Trung Kỳ chưa có nhà in nào có thể in được một tờ báo khổ to như Tiếng Dân (58x42cm).[b] Sau khi thỏa thuận với Toàn quyền Pasquier, dù chưa có nghị định chính thức, Huỳnh Thúc Kháng đứng ra gọi vốn thành lập công ty, định đặt trụ sở ở Tourane, một nhượng địa của Pháp tách rời chính quyền phong kiến Nam triều, đồng thời là quê hương của ông. Nhưng chính quyền Pháp không cho phép in báo tại Đà Nẵng, mà phải đặt trụ sở tại Huế để tiện kiểm duyệt mọi ấn phẩm của nhà in. Cùng với việc tìm trụ sở, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh (được cử đi Sài Gòn tìm hiểu công việc làm báo, vì các công sự đều chưa am hiểu công việc tổ chức tòa soạn), Nguyễn Xương Thái ra Hà Nội tìm mua máy in. Tháng 2 năm 1927, công ty gọi vốn được hơn 30.000 đồng, số tiền đủ mua một tòa nhà số 123 đường Đông Ba và trang thiết bị cho nhà in. Ông Mai Du Lân chủ nhiệm tờ Thực nghiệp đồng ý nhượng lại một máy in chưa dùng và đưa thợ in vào Huế trợ lực. Sau khi lắp ráp và chạy thử máy in, ngày 10 tháng 8 năm 1927, Tiếng Dân ra số đầu tiên.[3][5]

Tên gọi, hình thức và ngày ra báo[sửa | sửa mã nguồn]

Khuynh hướng chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trước đó, ông Phan Bội Châu đã có ý định xuất bản báo tại Huế, nhưng ý định của ông bị bác vì mang án tù chính trị và đang trong thời gian bị quản thúc, nên không đủ tiêu chuẩn thành lập báo theo sắc lệnh và nghị định của nhà nước.[1]
  2. ^ Có nguồn viết 58x12cm,[4] có thể đây là sự nhầm lẫn.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nguyễn Thành (1992). Lịch sử báo Tiếng Dân. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
  • Huỳnh Văn Tòng (2016). Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 978-604-58-5099-2.
  • Đỗ Quang Hưng (2018) [1992]. Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 -1945). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. ISBN 978-604-956-278-5.
  • Trần Đình Ba (2022). Đằng sau mặt báo – Hồi ký chân dung báo chí Việt buổi ban đầu đến 1945. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 978-604-377-062-9.